00:12 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
Bảo vệ nền tảng tư tưởng
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Học viện hành chính
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Học viện Chính trị khu vực IV
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Trang thông tinh điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc trăng
SocTrang.gov.vn
csdl.thutuchanhchinh.vn/
Biển và Hải đảo Việt Nam

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - sự kiện

Vận dụng văn kiện Đại hội XII của Đảng vào vấn đề thực hiện chính sách dân tộc

Thứ ba - 27/11/2018 15:49

                                       ThS Phan Thị Phượng
                         Phó trưởng Khoa Lý luận Mác – Lênin


     “Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc kinh  là dân tộc đa số chiếm 86%; 53 dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14%”[1]. Phần lớn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đây là địa bàn có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, là địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có vị trí chiến lược, quan trọng trong mọi giai đoạn của cách mạng nước ta.

      Việc vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng  sản Việt Nam luôn khẳng định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là một trong những nhiệm vụ có vị trí chiến lược quan trọng, lâu dài trong cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta”.

       Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh, đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của đất nước, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn liền với sự củng cố phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Trong văn kiện Đại hội VI, Đảng đã khẳng định: “Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc…Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ trân trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người. Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi”

     Đảng đã đề ra nguyên tác và nội dung cơ bản của chủ trương và chính sách dân tộc là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Các nguyên tác cơ bản đó đã được các đại hội lần lượt khẳng định: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta”; “ Thực hiện tốt chính sách  các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.” Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”. Tại Đại hội XI, Đảng đã khẳng định: “ Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, cùng tiên bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

     Trên tinh thần phát triển những quan điểm về vấn đề dân tộc của Đảng qua các thời kỳ đại hội quán triệt đầy đủ hơn nữa các đặc điểm của chính sách dân tộc góp phần vào việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, cũng như đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay. Nghị quyết XII của Đảng tiếp tục khẳng định:” Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển”.

     Với nguyên tắc nhất quán đó, các đại hội của Đảng đã đều lần lượt cụ thể hóa bằng những chủ trương, đường lối phù hợp với từng thời kỳ cụ thể cách mạng, từng bước phát triển và hoàn thiện đường lối , quan điểm của Đảng về dân tộc  và công tác dân tộc. Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề dân tộc đều nhằm đẩy  mạnh phát triển toàn diện kinh tế , văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc; giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu; thực hiện mục tiêu đưa các vùng dân tộc miền núi theo kịp miền xuôi, thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Văn kiện Đại hội XII đã khẳng định: “Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, đã tăng thêm ngân sách nhà nước và huy động các nguồn để thực hiện tốt các chính sách nhà nước và huy động các nguồn lực để thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai và đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhờ đó, Đảng và nhà nước ta đã động viên được sức mạnh to lớn của đồng bào các dân tộc, tạo nên những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo đời sống kinh tế -xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao, niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và nhà nước được tăng cường, tạo nên  những động lực và sức mạnh to lớn cho khối đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

     Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong những năm qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại. Mặc dù chủ trương, đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, kịp thời nhưng nhiều nơi một số cán bộ chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về chính sách dân tộc. Một số chính sách dân tộc vẫn chưa được vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tế của địa phương. Một bộ phận cán bộ còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, quan liêu, xa dân, chưa sâu sát thực tế, chưa nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đồng bào. “Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu-nghèo giữa các vùng nhóm dân cư còn lớn. “Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở vùng sâu vùng xa, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao (một số huyện, xã lên đến 50%)”[2].

     Trong khi đó các thế lực thù địch hiện nay đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước, kích động, mua chuộc, xúi giục, răn đe, ép buộc đồng bào biểu tình gây bạo loạn, vượt biên trái phép…nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

     Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn, nhạy bén vấn đề dân tộc cũng như thực hiện tốt chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, không chỉ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, mà còn trợ giúp đắc lực cho việc củng cố an ninh, quốc phòng ở nước ta hiện nay.

     Để thực hiện tốt chính sách dân tộc, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số…Nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Xuất phát từ những quan điểm trong văn kiện Đại hội XII của Đảng để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc hiện nay, cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc.

Hai là, tiếp tục thực hiện chính sách định canh, định cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thích hợp với từng vùng đồng bào dân tộc.

Ba là, Tăng cường bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bốn là, Tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Năm là, cần có kế hoạch xây dựng nguồn cán bộ lâu dài, tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

Sáu là, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản trong vùng dân tộc thiểu số.

Bảy là, nâng cao hiệu quả hoạt động của mặt trận và các đoàn thể.Mặt trận cùng các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là cầu nối giữa Đảng, nhà nước và nhân dân…

      Để nâng cao công tác dân tộc và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, củng như để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đòi hỏi các cấp, các ngành, cá nhân…cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp và đồng bộ với từng thời kỳ, từng khu vực cụ thể.

     Có thể nói, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong văn kiện Đại hội XII chính là sự kế thừa và phát triển chính sách dân tộc đã được vạch ra trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Đó chính là tiền đề, điều kiện để thực hiện thành công vấn đề dân tộc ở nước ta trong quá trình đổi mới./.
 


[1] Trích theo giáo trình CNXH chương trình TCCT-HC của Học Viện Chính trị QG HCM năm 2009
 
[2] Trích theo số liệu hộ nghèo và cận nghèo của các tỉnh , thành  ví dụ đó là Miền núi Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo là 28.55%, cận nghèo 11,48%
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn