01:49 +07 Thứ tư, 24/04/2024
Bảo vệ nền tảng tư tưởng
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Học viện hành chính
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Học viện Chính trị khu vực IV
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Trang thông tinh điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc trăng
SocTrang.gov.vn
csdl.thutuchanhchinh.vn/
Biển và Hải đảo Việt Nam

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu » Công tác khoa học

Đề xuất bổ sung, hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội; vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Thứ ba - 06/11/2018 14:56

                                                                  Ths. Ngô Huy Thái
                                                         Phó trưởng Phòng TC - HC -  QT

      Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải có một lượng đất đai nhất định để phục vụ cho sự phát triển là một tất yếu. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thể hiện được quyền của người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai theo Hiến định.


Ảnh (minh họa) 
 
     Luật đất đai năm 2013 đã cụ thể hoá các quyền của Nhà nước trong quản lý đất đai trong đó có quyền thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Gắn với thu hồi đất là vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi được đảm bảo phù hợp với điều kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
 
    Vấn đề được đặt ra hiện nay trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

    Trên thực tế ở tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) là phổ biến do họ được thừa kế, nhận chuyển nhượng, được cho tặng…

    Cán bộ, công chức, viên chức là người có trình độ, có kiến thức cơ bản về khoa học vì vậy có khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, cải tạo làm tăng độ màu của đất, tăng năng xuất cây trồng.

    Ngoài nguồn thu nhập từ lương thì nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (trồng lúa đặc sản, vườn trái cây có giá trị cao, vườn ươm trên một diện tích nhất định) đã góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức; ổn định cuộc sống gia đình, nuôi con đi học đại học. Có nhiều trường hợp nguồn thu nhập từ trồng lúa còn cao gấp nhiều lần lương tháng của công chức, viên chức do được tặng cho, thừa kế diện tích đất đai rộng lớn và nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cũng góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực (nuôi con đi học đại học); phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước. Họ sẵn sàng vì lợi ích chung của xã hội mà hy sinh lợi ích cá nhân của mình và phải mất đi một phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp do bị thu hồi đất đang sản xuất nông nghiệp, nhưng chưa được hoàn trả tương xứng.

Ví dụ cụ thể:

      Ông Nguyễn Văn A có diện tích 2.000m2 đất trồng lúa, do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác. Ông A được xác định là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp).

     Ông Nguyễn Văn B cũng có diện tích 2.000m2 đất trồng lúa do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác. Ông B được xác định là đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp).

     Ông A và ông B đều có đất trong cùng khu vực bị Nhà nước thu hồi.

     - Giá đất cụ thể được xác định tại thời điểm thu hồi đất của ông A và ông B là 100.000đ/m2.

     - Giá đất theo bảng giá đất của UBND tỉnh tại vị trí đất của ông A và ông B bị thu hồi là 80.000đ/m2.

* Tiền bồi thường được tính như sau:

     Căn cứ khoản 2 Điều 74 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”.

     Tiền bồi thường về đất của ông A: 2.000m2 x 100.000đ/m2 (giá đất cụ thể)
= 200.000.000đ.

     Tiền bồi thường về đất của ông B: 2.000m2 x 100.000đ/m2 (giá đất cụ thể)
= 200.000.000đ.

    - Hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất nông nghiệp được tính như sau:

    Mức hỗ trợ được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương nhân 12 tháng (trong trường hợp không phải di chuyển chổ ở) theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Có thể lấy giá gạo trung bình tại thời điểm thu hồi đất của ông A là: 10.000đ/kg.

   Mức hỗ trợ bằng tiền cho ông A: 30kg gạo/tháng x 12 tháng x 10.000đ/kg
= 3.600.000đ.

    Mức hỗ trợ bằng tiền cho ông B: Do ông B thuộc đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, không được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đối tượng đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Vì vậy ông B không được hỗ trợ.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

    Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trên cơ sở Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng v vic ban hành quy đnh mt s chính sách bi thưng, h tr và tái đnh cư khi Nhà nưc thu hi đt trên đa bàn tnh Sóc Trăng quy định.

      Hỗ trợ bằng tiền bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm thu hồi đất đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật Đất đai.

Tiền hỗ trợ của ông A: 2.000m2 x 80.000đ/m2 = 160.000.000đ.

Tiền hỗ trợ của ông B: Do ông B thuộc đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
   
     Cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) không thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số
47/2014/NĐ-CP nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Vì vậy ông B không được hỗ trợ.

- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của ông A: 363.600.000đ.

- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của ông B: 200.000đ.

    Từ ví dụ trên ta thấy, pháp luật trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có sự khác nhau giữa người sử dụng đất trong quan hệ pháp luật về đất đai. Ông A và ông B có cùng một vị trí đất, cùng mục đích sử dụng. Quá trình sử dụng đất, ông A và ông B đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nhưng khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ lại có sự khác nhau.

    Trong thời gian qua việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nói chung chưa có quy định hỗ trợ. Vì vậy chưa kích thích và tạo động lực cho các đối tượng này đầu tư vào đất. Mặt khác sẽ dẫn đến những tiêu cực như: Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất họ không đứng ra đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà để cho vợ, con, người thân trong gia đình không phải là đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đứng tên đăng ký để có thể nhận được quyền lợi khi Nhà nước thu hồi đất.

    Từ những phân tích như đã nêu trên, cần thiết phải có những bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhằm đảm bảo quyền lợi, tạo tâm lý yên tâm đầu tư, sản xuất trên đất nông nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang sử dụng và sản xuất nông nghiệp.

  * Kết luận

     Việc thu hồi đất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là của một người sử dụng đất nào đó mà quan trọng hơn là sự tác động trực tiếp đến tư liệu sản xuất là đất đai, cụ thể là đất nông nghiệp.

    Cán bộ, công chức, viên chức là người cũng có những tư liệu sản xuất như thế và thực tế họ đã tham gia vào quá trình sản xuất, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội từ những tư liệu sản xuất này. Ngoài ra họ cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đất đai của người sử dụng đất. Tuy nhiên đến khi bị thu hồi đất thì quyền của họ (quyền của người sử dụng đất) lại có sự khác nhau trong chính sách hỗ trợ. Vì vậy thiết nghĩ cần phải có những quy định về chính sách hỗ trợ cho những đối tượng này khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp./.

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn