14:22 +07 Thứ ba, 19/03/2024
Bảo vệ nền tảng tư tưởng
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Học viện hành chính
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Học viện Chính trị khu vực IV
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Trang thông tinh điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc trăng
SocTrang.gov.vn
csdl.thutuchanhchinh.vn/
Biển và Hải đảo Việt Nam

Trang nhất » Tin Tức » Các lớp

Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Thứ tư - 26/12/2018 14:58

                                          Ths Trịnh Thị Nhàn                         
                             Trưởng Khoa Lý luận Mác - Lênin

     Công tác xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu Thiên niên kỷ được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000 của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Từ đó đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện hoàn thành vào năm 2015 với mục tiêu từ 1990 – 2015 giảm một nửa tỷ lệ người bị thiếu ăn.
 

     Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo" chiến lược này phù hợp với mục tiêu của Thiên niên kỷ, đáp ứng yêu cầu giảm nghèo theo mục tiêu chung.

     Sau thời gian Việt Nam triển khai thực hiện xóa đói giảm nghèo đã góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt của một nước chủ yếu phát triển kinh tế dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, thủ công, nhỏ lẻ, manh mún, đem lại cơm no áo ấm cho mọi người, mọi nhà. Xóa đói, giảm nghèo là cơ sở, là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến bước dài trong quá trình hội nhập và xây dựng nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá đã về đích sớm theo lộ trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ “hộ nghèo giảm đáng kể. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 10% (theo chuẩn mới)”[1]

    Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta đã trở thành phong trào hành động cho tất cả các địa phương. Trong đó tỉnh Sóc Trăng, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Sau thời gian thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm mặc dù tiêu chí hộ nghèo có sự thay đổi theo hướng đánh giá đa chiều.

Bảng 1:[2]
 
STT NĂM TỶ LỆ HỘ NGHÈO GHI CHÚ
1 2003 28%  
2 2005 25%  
3 2007 20%  
4 2008 17,5%  
 

Bảng 2:[3]
 
STT NĂM TỶ LỆ HỘ NGHÈO GHI CHÚ
1 2010 18,58%  
2 2013 16,56%  
3 2014 17,89%  
4 2016 15,32%  
 
5 2017 11,85%  
 
 
 
    Chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng được tổ chức thực hiện thông qua các Chương trình của Chính phủ như:

    Chương trình 135/1998/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ là chương trình giảm nghèo và xây dựng kết cấu hạ tầng, được triển khai thực hiện ở các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn;

    Quyết định 199/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Thủ tướng Chính phủ;

    Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

    Thông tư 01/2007/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp về hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc cho các huyện xã thuộc Chương trình 135;

    Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009.

    Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và một số chính sách trợ giá, chuyển đổi ngành nghề, chính sách giáo dục, chính sách y tế, giải quyết việc làm, chính sách tín dụng ưu đãi v.v…,

    Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ và các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 1358/QĐ.HC.02 về xây dựng nhà tình thương, khắc phục nhà ở tạm, nhà tre lá, không có nhà ở cho các hộ khó khăn về nhà ở, hộ Khmer nghèo và Đề án về chính sách hỗ trợ, giải quyết đất sản xuất, đất ở kết hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 

    Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết thực hiện các Dự án như: Hỗ trợ lãi suất mua máy gặt đập liên hợp giai đoạn 2011 – 2015; Phát triển sản xuất lúa đặc sản và cơ giới hóa sản xuất; Chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013 – 2020; Phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2017 – 2020. Nghị quyết 03-NQ/TU về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả thực hiện các Nghị quyết và Đề án đem lại kết quả tích cực, đã thay đổi phương thức sản xuất, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị lúa gạo trong sản xuất v.v…

    Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện tạo kết quả bước đầu có nhiều thuận lợi cho chặng đường tiếp theo. Để việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có trọng điểm, Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 chỉ còn hai chương trình, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới (Chương trình xóa đói giảm nghèo, nay là chương trình giảm nghèo bền vững).

    Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Sóc Trăng vẫn còn những hạn chế nhất định như: công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn khá cao, khả năng tái nghèo rất lớn, công tác khai thác nguồn lực phục vụ cho các Chương trình, Đề án chưa được đạt kỳ vọng, các chính sách trợ giá, trợ cước thường chậm đến đối tượng hưởng thụ, công tác đánh giá, thẩm định để trợ giá, trợ cước đôi lúc chưa hợp lý, công tác bình chọn hộ nghèo cũng là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, các mô hình sản xuất theo chương trình, đề án chậm sơ, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn của nông dân còn hạn chế. Thậm chí không có khả năng tiếp cận các thông tin qua báo chí, Internet. Đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận thông tin và khoa học công nghệ hiện đại.

    Để công tác giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng được bền vững trong thời gian tới cần tập trung vào một số những vấn đề có tính trọng tâm sau:
Một là, các cấp ủy Đảng lãnh đạo tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện vận động nhân dân thực hiện các đề án, chương trình giảm nghèo, xem công tác giảm nghèo là công việc của toàn dân. Trong đó phát huy vai trò của người dân trong việc thoát nghèo.

   Hai là, phân công cán bộ theo dõi trực tiếp công tác thực hiện giảm nghèo, có sơ tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện các nhân tố điển hình, các mô hình có hiệu quả tiếp tục nhân rộng. Đồng thời, phê phán những cá nhân, tổ chức chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

   Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn thực hiện các đề án, các chương trình liên quan giảm nghèo. Tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con vùng dự án. Lưu ý đặc thù của địa phương có một số vùng bị ảnh hưởng do biến đổi khi hậu tác động để tuyên truyền thay đổi nhận thức bà con nông dân.

    Bốn là, đào tạo nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, xa, vùng an toàn khu, vùng bãi ngang. Song song đó thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên ở những vùng thuộc diện ưu đãi.

    Năm là, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách đối với người có công, chính sách đối với hộ nghèo neo đơn, hộ nghèo không có tư liệu sản xuất, hộ nghèo do bệnh tật.

    Sáu là, quan tâm chăm bồi, tuyển chọn cán bộ công tác xóa đói giảm nghèo vừa có trình độ chuyên môn, có trình độ lý luận và có kiến thức thực tiễn. Cán bộ phải cảm thông, chia sẽ với những hoàn cảnh khó khăn, tận tâm chia sẽ, động viên họ vượt qua những khúc quanh của cuộc sống, hun đúc niềm tin để họ tự tin và vững bước vượt qua khó khăn nhất thời.


[1] Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011)
[2] Trích nguồn: Niên giám thống kê năm 2003; 2005; 2008. Chuẩn nghèo theo Quyết định số: 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động thương binh và xã hội và Quyết định số: 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ
[3] Trích nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2014 và 2017 (Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn